Mẹo hay ít người biết khi dùng trình duyệt Safari trên iPhone
Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty T&T Hospitality cho biết T&T Group đã định vị Wyndham T&T Hải Dương là một dự án khách sạn cao cấp, với mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm chuyên nghiệp với dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Bằng kinh nghiệm và uy tín trên trường quốc tế, Wyndham Hotels & Resorts Asia Pacific sẽ đồng hành cùng T&T Group trong việc kiến tạo và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của một khách sạn cao cấp, sang trọng theo tiêu chuẩn quốc tế và là điểm đến lý tưởng bậc nhất tại Hải Dương.Lạc rang thơm lừng con phố
Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp cho biết, hiện nay tín chỉ CO2 rừng của Việt Nam chỉ giao dịch được trên thị trường tự nguyện.
'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 21: Giang bắt đầu ngầm 'đấu' với Duyên?
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Liên tiếp lập hat-trick, có ai hơn Ronaldo?
Đến dự lễ khai mạc có ông Phạm Duy Lộc, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa; anh Trần Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa; ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở VH-TT-DL Khánh Hòa; ông Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội nhà báo Khánh Hòa; thầy Quách Hoài Nam, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nha Trang cùng đại diện các nhà tài trợ chính cho giải đấu.Vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO khai mạc vào ngày 10.1 và kết thúc vào ngày 18.1.2025 trên SVĐ Trường ĐH Nha Trang với 6 đội bóng tham gia, gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Khánh Hòa, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Thái Bình Dương, Trường CĐ Du lịch Nha Trang.6 đội được chia thành 2 nhóm và thi đấu theo thể thức vòng tròn để chọn ra 4 đội vào bán kết và chung kết; đội thắng sẽ giành vé vào vòng chung kết tổ chức tại TP.HCM.Phát biểu chào mừng khai mạc, TS Trần Doãn Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nha Trang, chia sẻ nhà trường vinh dự và tự hào khi tiếp tục được BTC giải tín nhiệm là đơn vị đồng hành, đăng cai vòng loại khu vực Nam Trung bộ – Tây nguyên trong khuôn khổ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần thứ III - năm 2025 cúp THACO. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là cơ hội để nhà trường khẳng định vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy phong trào thể dục thể thao học đường.Theo TS Trần Doãn Hùng, nhà trường luôn dành những điều kiện tốt nhất để đồng hành cùng ban tổ chức, nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích, giúp các sinh viên không chỉ có cơ hội thể hiện tài năng, ý chí và tinh thần thể thao cao thượng, thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, mà còn tạo không gian để các em giao lưu, học hỏi, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường đại học, cao đẳng trong khu vực."Vòng loại Nam Trung bộ - Tây nguyên năm nay sẽ hứa hẹn có nhiều trận đấu hấp dẫn, nhiều đường chuyền hay, pha bóng đẹp, góp phần thành công của giải đấu, cũng như góp phần khẳng định vị thế của bóng đá sinh viên Việt Nam trên bản đồ thể thao quốc gia. Với tư cách là đơn vị đăng cai, chúng tôi xin chúc các đội bóng thể hiện tinh thần thể thao cao thượng, thi đấu thành công theo đúng thông điệp của giải đấu "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp" góp phần thành công cho giải đấu", TS Trần Doãn Hùng bày tỏ.Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà báo Hải Thành, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, Phó trưởng ban tổ chức giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO, cho biết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam do Báo Thanh Niên và Liên đoàn bóng đá Việt Nam phối hợp tổ chức, đã bước vào mùa giải thứ 3. Số đội tham dự ở mùa giải năm nay tăng hơn so với mùa trước và vượt rất xa mùa giải đầu tiên 2023."Tôi xin chúc các đội bóng thi đấu thành công, không chỉ giành chiến thắng thuyết phục bằng tài năng mà còn giành được sự tôn trọng của đội bạn cũng như người hâm mộ bằng lối chơi fair-play. Không chỉ thể hiện tinh thần thể thao cao thượng trên sân cỏ, mà ngay từ đầu phải tuyệt đối chính xác, trung thực trong đăng ký danh sách vận động viên đủ tư cách thi đấu theo đúng điều lệ giải. Đó là những tiêu chí quan trọng hàng đầu để cùng nhau, chúng ta tạo ra một giải đấu vừa hấp dẫn về chuyên môn, vừa khẳng định thông điệp đã trở nên quen thuộc: Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp", nhà báo Hải Thành nói. Ngay sau lễ khai mạc, trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Đà Lạt đã diễn ra với sự cổ vũ nhiệt huyết của đông đảo đội ngũ cổ động viên. Trước đó, ở trận đấu ra quân, Trường CĐ Du lịch Nha Trang đã dành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 4-0 trước tân binh Trường ĐH Thái Bình Dương.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.